http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/issue/feed Tạp chí Kinh tế và Phát triển 2024-09-24T00:00:00+07:00 Tạp chí Kinh tế và Phát triển toasoan@ktpt.edu.vn Open Journal Systems <div class="news-description">Tạp chí Kinh tế và Phát triển là tạp chí học thuật về khoa học kinh tế của trường Đại học Kinh tế Quốc dân với sứ mệnh là công bố các công trình nghiên cứu khoa học nguyên tác trong lĩnh vực kinh tế và phát triển. Tạp chí Kinh tế và Phát triển được xuất bản từ năm 1994 với mã số ISSN 1859-0012, phát hành định kỳ hàng tháng.</div> <div class="news-description"><br />Mục đích hoạt động của Tạp chí Kinh tế và Phát triển là hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo thông qua 5 chức năng cơ bản: (i) Nghiên cứu phục vụ hoạch định phát triển kinh tế xã hội; (ii) Xác lập uy tín khoa học và nâng cao năng lực nghiên cứu của các nhà khoa học; (iii) Kênh giao tiếp học thuật của cộng đồng nghiên cứu khoa học; (iv) Kiểm định chất lượng nghiên cứu khoa học thông qua quy trình phản biện; (v) Cơ sở dữ liệu tham khảo/trích dẫn cho các nghiên cứu tương lai.</div> <div class="news-description"><br />Phạm vi nghiên cứu của Tạp chí Kinh tế và Phát triển bao gồm các vấn đề lý thuyết và thực tiễn trong lĩnh vực kinh tế và phát triển của Việt Nam và thế giới, bao gồm kinh tế, kinh doanh, quản lý và những vấn đề phát triển bền vững.</div> <div class="news-description"><br />Để đảm bảo chuẩn mực và chất lượng khoa học, tất cả các bài viết gửi đăng Tạp chí Kinh tế và Phát triển được phản biện kín bởi các nhà khoa học có uy tín, các chuyên gia kinh tế đầu ngành ở trong và ngoài nước.</div> <div class="news-description"> <p>Các tác giả quan tâm gửi bài vui lòng đọc kỹ các <a title="Quy định gửi bài" href="https://ktpt.edu.vn/quy-dinh-huong-dan-gui-bai/quy-dinh-huong-dan-gui-bai.372883.aspx" target="_blank" rel="noopener">Quy định gửi bài. </a>Tác giả cần phải <a title="đăng ký tài khoản" href="https://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/index" target="_blank" rel="noopener">đăng ký tài khoản</a> trước khi gửi bài qua hệ thống trực tuyến. Tác giả có thể tham khảo video hướng dẫn chi tiết cách đăng ký tài khoản<a title="video hướng dẫn đăng ký tài khoản" href="https://youtu.be/XiV-AH-ILKA" target="_blank" rel="noopener"> tại đây</a>, cũng như <a href="https://youtu.be/uMJZLcSmz64" target="_blank" rel="noopener">video hướng dẫn quy trình gửi bản thảo</a>. Nếu đã đăng ký tài khoản, tác giả chỉ cần <a title="đăng nhập" href="https://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/login" target="_blank" rel="noopener">đăng nhập</a> và bắt đầu gửi bản thảo với quy trình 5 bước.</p> </div> http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/1819 Thúc đẩy các doanh nghiệp siêu nhỏ tăng trưởng khi hội nhập: Vai trò của môi trường kinh doanh ở Việt Nam 2024-07-18T14:34:03+07:00 Nam Vũ Hoàng namvh@ftu.edu.vn Trâm Hoàng Bảo baotram.hoang@ftu.edu.vn Hồng Nguyễn Hải k59.2011150204@ftu.edu.vn <p><em>Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò quan trọng ở các nước đang phát triển. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn kết vào chuỗi giá trị toàn cầu là giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Câu hỏi đặt ra là liệu các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tận dụng được cơ hội gắn kết với chuỗi giá trị toàn cầu để tăng trưởng hay không và môi trường kinh doanh có vai trò gì. Nghiên cứu này sử dụng số liệu bảng từ khảo sát các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam với hơn 8.532 quan sát trong thời gian 10 năm và số liệu môi trường kinh doanh cấp tỉnh với các phương pháp ước lượng phù hợp, đồng thời kiểm soát vấn đề nội sinh, nhằm trả lời hai câu hỏi trên. Kết quả định lượng cho thấy khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong môi trường kinh doanh tốt có quy mô lớn hơn so với các doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh kém hơn. Trong môi trường kinh doanh có chất lượng tốt hơn, các doanh nghiệp siêu nhỏ có tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn so với các doanh nghiệp siêu nhỏ trong các môi trường kinh doanh kém. Kết quả nghiên cứu cho thấy cải thiện môi trường kinh doanh là giải pháp quan trọng để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, tăng trưởng ở các nước đang phát triển.</em></p> 2024-09-24T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kinh tế và Phát triển http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/1720 Độ hiệu quả thông tin của thị trường chứng khoán Việt Nam so với các nước ASEAN trước và từ khi có COVID-19 2024-06-14T10:03:36+07:00 Tú Mai Cẩm tumc@neu.edu.vn Hải Bùi Dương haibd@neu.edu.vn <p><em>Bài viết này áp dụng công thức tính chỉ số hiệu quả thông tin thị trường do Kristoufek và Vosvdra đề xuất năm 2014 để tính toán chỉ số hiệu quả thông tin của thị trường chứng khoán của các nước trong ASEAN-6. Việc tính toán được thực hiện với chuỗi lợi suất của các chỉ số chứng khoán của Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam cho hai giai đoạn: trước COVID-19 (2016 - 2019) và từ khi có COVID-19 (2020 - 2023). Kết quả cho thấy mức độ hiệu quả thông tin của thị trường chứng khoán Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam được cải thiện qua hai giai đoạn trong khi thị trường Indonesia và Malaysia ở giai đoạn sau kém hiệu quả thông tin hơn giai đoạn trước. Ngoài ra, xếp hạng dựa vào chỉ số hiệu quả thông tin của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng được cải thiện cho thấy mức độ phản ánh thông tin sẵn có của giá chứng khoán tại thị trường Việt Nam được cải thiện tốt hơn so với các nước khác trong ASEAN-6.</em></p> 2024-09-24T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kinh tế và Phát triển http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/1781 Nghiên cứu định lượng mối quan hệ giữa đổi mới sáng tạo và hiệu quả xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam 2024-08-05T08:12:22+07:00 Trang Phan Thu trang.pt@tmu.edu.vn <p><em>Bài viết nghiên cứu mối quan hệ giữa các loại hình đổi mới sáng tạo và hiệu quả xuất khẩu của các doanh nghiệp. Phương pháp mô hình mạng SEM được sử dụng để kiểm định trên mẫu nghiên cứu 328 doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động xuất khẩu. Kết quả chỉ ra rằng đổi mới công nghệ cơ bản có tác động tiêu cực đến đổi mới tổ chức, không có tác động đáng kể đến hiệu quả xuất khẩu; trong khi đổi mới công nghệ phổ cập có tác động tích cực đến đổi mới tổ chức, hiệu quả xuất khẩu; và đổi mới tổ chức có tác động tích cực đến hiệu quả xuất khẩu cũng như có vai trò trung gian mối quan hệ tác động của cả đổi mới công nghệ căn bản và phổ cập đến hiệu quả xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số hàm ý quản trị và chính sách, trong đó nhấn mạnh các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng đào tạo nhân sự, xây dựng chiến lược quản lý. Chính phủ cần ban hành các chính sách khuyến khích và hỗ trợ tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thúc đẩy đổi mới sáng tạo, góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.</em></p> 2024-09-24T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kinh tế và Phát triển http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/1290 Tác động của bất bình đẳng giới đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam: Tiếp cận phương pháp hồi quy không gian 2023-06-14T09:33:28+07:00 Oanh Trần Thị Kim kimoanh@ufm.edu.vn Nhi Nguyễn Phạm Hồng hongnhi141201@gmail.com Giang Phạm Nguyễn Kiều gpham1108@gmail.com Lân Nguyễn Đình Trúc hometim43@gmail.com Thảo Trần Kim trankimthao2702@gmail.com Hào Trương Gia ghaotruong@gmail.com <p class="b"><em>Tiếp cận bằng phương pháp hồi quy không gian, nghiên cứu đã phân tích tác động của bất bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế tại 63 tỉnh/thành Việt Nam trong giai đoạn 2008– 2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy bất bình đẳng đã đem lại những tác động tích cực và tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của các tỉnh thành tại Việt Nam. Theo đó, kết quả hồi quy cho thấy, quy mô đầu tư tư nhân, độ mở của nền kinh tế, chi tiêu công cho giáo dục bình quân đầu người và tỷ lệ nữ - nam tham gia lực lượng lao động không chỉ có tác động tích cực mà còn có vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng trong nền kinh tế. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm thấy tác động tiêu cực của chỉ số phát triển lực lượng lao động, tỷ lệ nữ - nam nhập học trung học và đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế các địa phương tại Việt Nam. Bên cạnh đó, biến chỉ số giá có tác động tiêu cực nhưng không có ý nghĩa thống kê trong tác động kinh tế. Trên cơ sở các kết luận nghiên cứu thực nghiệm, đề tài đưa ra một số hàm ý chính sách hạn chế bất bình đẳng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.</em></p> 2024-09-24T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2023 TẠP CHÍ KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/1022 Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người nước ngoài trên địa bàn Hà Nội 2022-11-08T15:13:18+07:00 Hiền Trần Thu hienttran67@gmail.com Lạng Nguyễn Thường langnt@neu.edu.vn Hùng Nguyễn Phi Hungnp30@fpt.edu.vn <p class="b"><em>Nghiên cứu tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người nước ngoài trên địa bàn Hà Nội gồm bốn nhóm nhân tố và sáu giả thuyết được đề xuất. Phương pháp ra quyết định đánh giá và thử nghiệm (DEMATEL) và mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM) được sử dụng phân tích 184 phiếu khảo sát của người nước ngoài tại Hà Nội. Kết quả cho thấy sự thuận tiện được xác định là nhân tố quan trọng nhất và tác động cùng chiều đến biến hành vi, tiếp theo là dịch vụ trực tuyến, trong khi sự tin tưởng và rủi ro, tính không chắc chắn là những nhân tố tác động ngược chiều. Ngoài ra, sự thuận tiện có tác động gián tiếp đến hành vi mua sắm trực tuyến của người nước ngoài tại Hà Nội thông qua hai nhân tố tính không chắc chắn, sự tin tưởng và rủi ro. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hành vi mua sắm trực tuyến của người nước ngoài trên địa bàn Hà Nội.</em></p> 2024-09-24T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kinh tế và Phát triển http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/1550 Tác động của thuế môi trường, tăng trưởng kinh tế, phát triển tài chính đối với năng lượng tái tạo: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam 2024-03-15T15:13:47+07:00 Hưng Ngô Thái ngothai.hung@gmail.com Anh Nguyễn Lê Quỳnh lequynhanh24122003@gmail.com Trang Nguyễn Thị Diễm nguyenthidiemtrang27112003@gmail.com Hà Phạm Ngọc Hangocpham1308@gmail.com Giang Vũ Hương vuhuonggiang21dufm@gmail.com <p><em>Nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa thuế môi trường), tăng trưởng kinh tế, phát triển tài chính), và năng lượng tái tạo tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2003 đến 2021 sử dụng mô hình hồi quy phân vịcùng với kiểm định nhân quả Granger trên từng phân vị. Kết quả chỉ ra rằng thuế môi trường, tăng trưởng và phát triển tài chính đều có ảnh hưởng đáng kể đến năng lượng tái tạo. Ảnh hưởng trên có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đối với tiêu thụ năng lượng sạch, tùy thuộc vào bối cảnh và điều kiện cụ thể. Kết quả nghiên cứu khẳng định thuế môi trường như một chiến lược hiệu quả nhất để thúc đẩy việc sử dụng nguồn năng lượng xanh và đề xuất các chính sách cụ thể nhấn mạnh vào việc nâng cao vai trò của năng lượng tái tạo trong chiến lược phát triển về một tương lai năng lượng sạch và bền vững của Việt Nam.</em></p> 2024-09-24T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kinh tế và Phát triển http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/1620 Sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc mờ (FAHP) để xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng công nghệ điện toán đám mây tại các ngân hàng Việt Nam 2024-05-21T14:47:19+07:00 Hạnh Chu Thị Bích hanhctb@utt.edu.vn Hưng Đỗ Quang dqhung@ptit.edu.vn <p><em>Công nghệ điện toán đám mây (Cloud computing) được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực ngân hàng. Nhờ đó, các ngân hàng có thể tăng tốc độ xử lý và khả năng xử lý dữ liệu trong công việc. Mục tiêu của bài báo này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ điện toán đám mây dựa trên khung lý thuyết TOEH (Technology - Organization - Environment - Human) và đánh giá mức độ quan trọng của nhân tố này trong lĩnh vực ngân hàng bằng cách sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc mờ (Fuzzy Analytic Hierarchy Process - FAHP). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong 15 nhân tố thì các nhân tố sự tin tưởng của khách hàng, môi trường pháp lý, an toàn và bảo mật thông tin là những nhân tố quan trọng nhất để áp dụng công nghệ điện toán đám mây trong ngân hàng. Các thảo luận và đề xuất cũng được trình bày. Kết quả của nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin, các nhà quản lý và các cơ quan chính phủ trong việc thúc đẩy sử dụng các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam.</em></p> 2024-09-24T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kinh tế và Phát triển http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/1450 Sở thích của nông dân đối với nuôi tôm công nghệ cao theo vùng sản xuất 2024-03-18T09:31:28+07:00 Xuân Bùi Bích xuanbb@ntu.edu.vn Phong Trương Ngọc phongtn@ntu.edu.vn Ngọc Quách Thị Khánh ngocqtk@ntu.edu.vn <p><em>Nghiên cứu này phân tích sở thích và ước tính mức sẵn lòng trả của nông dân đối với</em> <em>mỗi </em><em>đặc điểm kinh tế và môi trường </em><em>từ</em> <em>phương pháp nuôi tôm công nghệ cao, có xét đến sự khác biệt theo vùng sản xuất, sử dụng phương pháp thí nghiệm lựa chọn và phân tích mô hình phân lớp tiềm ẩn. Kết quả phân tích cho thấy nông dân thích và sẵn lòng trả để đạt được các lợi ích kinh tế, nhưng không quan tâm đến lợi ích bảo vệ môi trường từ phương pháp nuôi tôm công nghệ cao. Nông dân ở khu vực Nam Trung Bộ có sự ưa thích và mức sẵn lòng trả</em> <em>cao hơn so với nông dân ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Các khám phá trong nghiên cứu này chỉ ra rằng để thúc đẩy nông dân áp dụng nuôi tôm công nghệ cao nhà nước cần cải thiện chính sách trợ cấp, hỗ trợ người nông dân vay vốn, và</em> <em>tập trung vốn ưu đãi cho các trang trại ở khu vực Nam Trung Bộ.</em></p> 2024-09-24T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kinh tế và Phát triển http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/1562 Ảnh hưởng hệ sinh thái Fintech đến dự định khởi nghiệp kinh doanh số của sinh viên Việt Nam 2024-03-07T15:28:56+07:00 Thủy Nguyễn Thu thuyntqtkd@neu.edu Trang Đào Thu daotrangforstudy@gmail.com Hương Nguyễn Thị Thu hatuly08042004@gmail.com Trâm Trần Bảo tranbaotramtdlc@gmail.com Linh Lê Thị Ngọc lengoclinh2062004@gmail.com Nguyên Phạm Thị Thảo Thaonguyenneu14@gmail.com <p><em>Nghiên cứu dựa vào lý thuyết hành vi có kế hoạch để kiểm định tác động của hệ sinh thái Fintech bao gồm nhận thức Fintech (Blockchain, Crowdfunding, AI) và hỗ trợ môi trường (hỗ trợ khởi nghiệp </em><em>của</em><em> trường đại học, hỗ trợ khởi nghiệp của Chính phủ) tới dự định khởi nghiệp kinh doanh số sinh viên Việt Nam. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính từ dữ liệu 549 sinh viên cho thấy nhận thức Fintech (Blockchain, Crowdfunding, AI) và hỗ trợ khởi nghiệp </em><em>của </em><em>trường đại học có tác động tích cực tới dự định khởi nghiệp kinh doanh số. Trong khi đó, hỗ trợ khởi nghiệp của Chính phủ không tác động tới dự định khởi nghiệp kinh doanh số. Ngoài ra, thái độ và nhận</em><em> thức</em><em> kiểm soát hành vi khởi </em><em>nghiệp kinh doanh số</em> <em>có vai trò trung gian giữa hệ sinh thái Fintech và dự định khởi nghiệp kinh doanh số. Trong bối cảnh chuyển đối số mạnh mẽ hiện nay, nghiên cứu này đóng góp một số bằng chứng thực nghiệm để phát triển kinh doanh số tại Việt Nam.</em></p> 2024-09-24T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kinh tế và Phát triển