Tạp chí Kinh tế và Phát triển http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed <div class="news-description">Tạp chí Kinh tế và Phát triển là tạp chí học thuật về khoa học kinh tế của trường Đại học Kinh tế Quốc dân với sứ mệnh là công bố các công trình nghiên cứu khoa học nguyên tác trong lĩnh vực kinh tế và phát triển. Tạp chí Kinh tế và Phát triển được xuất bản từ năm 1994 với mã số ISSN 1859-0012, phát hành định kỳ hàng tháng.</div> <div class="news-description"><br />Mục đích hoạt động của Tạp chí Kinh tế và Phát triển là hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo thông qua 5 chức năng cơ bản: (i) Nghiên cứu phục vụ hoạch định phát triển kinh tế xã hội; (ii) Xác lập uy tín khoa học và nâng cao năng lực nghiên cứu của các nhà khoa học; (iii) Kênh giao tiếp học thuật của cộng đồng nghiên cứu khoa học; (iv) Kiểm định chất lượng nghiên cứu khoa học thông qua quy trình phản biện; (v) Cơ sở dữ liệu tham khảo/trích dẫn cho các nghiên cứu tương lai.</div> <div class="news-description"><br />Phạm vi nghiên cứu của Tạp chí Kinh tế và Phát triển bao gồm các vấn đề lý thuyết và thực tiễn trong lĩnh vực kinh tế và phát triển của Việt Nam và thế giới, bao gồm kinh tế, kinh doanh, quản lý và những vấn đề phát triển bền vững.</div> <div class="news-description"><br />Để đảm bảo chuẩn mực và chất lượng khoa học, tất cả các bài viết gửi đăng Tạp chí Kinh tế và Phát triển được phản biện kín bởi các nhà khoa học có uy tín, các chuyên gia kinh tế đầu ngành ở trong và ngoài nước.</div> <div class="news-description"> <p>Các tác giả quan tâm gửi bài vui lòng đọc kỹ các <a title="Quy định gửi bài" href="https://ktpt.edu.vn/quy-dinh-huong-dan-gui-bai/quy-dinh-huong-dan-gui-bai.372883.aspx" target="_blank" rel="noopener">Quy định gửi bài. </a>Tác giả cần phải <a title="đăng ký tài khoản" href="https://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/index" target="_blank" rel="noopener">đăng ký tài khoản</a> trước khi gửi bài qua hệ thống trực tuyến. Tác giả có thể tham khảo video hướng dẫn chi tiết cách đăng ký tài khoản<a title="video hướng dẫn đăng ký tài khoản" href="https://youtu.be/XiV-AH-ILKA" target="_blank" rel="noopener"> tại đây</a>, cũng như <a href="https://youtu.be/uMJZLcSmz64" target="_blank" rel="noopener">video hướng dẫn quy trình gửi bản thảo</a>. Nếu đã đăng ký tài khoản, tác giả chỉ cần <a title="đăng nhập" href="https://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/login" target="_blank" rel="noopener">đăng nhập</a> và bắt đầu gửi bản thảo với quy trình 5 bước.</p> </div> vi-VN toasoan@ktpt.edu.vn (Tạp chí Kinh tế và Phát triển) toasoan@ktpt.edu.vn (Tạp chí Kinh tế và Phát triển) T3, 10 Th12 2024 20:02:56 +0700 OJS 3.2.1.4 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 Lực lượng kinh tế tư nhân Việt Nam – động lực quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/2020 <p><em>Bài viết nhìn nhận dưới góc độ lực lượng kinh tế tư nhân, tức là cấu trúc hệ thống tổng thể các bộ phận cấu thành khu vực này. Theo cách tiếp cận đó, ngoài việc đánh giá được những bước tiến nhảy vọt của khu vực này, từ chỗ là đối tượng tồn tại để cải tạo đến chỗ được định vị là khu vực giữa vai trò động lực quan trọng trong phát triển đất nước, bài viết đã phát hiện được những “vấn đề” của kinh tế tư nhân Việt Nam hiện nay, như: mất cân đối giữa các nhóm quy mô doanh nghiệp, những yếu kém trong sự liên kết giữa các bộ phận cấu thành, kể cả vai trò hạn chế của các “sếu đầu đàn”, sự tham gia yếu ớt của các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như các hộ kinh doanh cá thể trong quá trình hình thành và phát triển các mô hình chuỗi liên kết. Trên cơ sở các phát hiện hai nhóm nguyên nhân chính của các vấn đề nói trên là những yếu kém của chính lực lượng kinh tế tư nhân và những bất cập trong hệ thống chính sách hỗ trợ của Nhà nước, bài viết đề xuất hai nhóm giải pháp tương ứng nhằm nâng cao vai trò động lực quan trọng của kinh tế tư nhân trong quá trình thực hiện khát vọng phát triển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. </em></p> Ngô Thắng Lợi, Nguyễn Thị Hoa Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kinh tế và Phát triển http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/2020 T3, 10 Th12 2024 00:00:00 +0700 Tác động của chuyển đổi số đến năng suất lao động của doanh nghiệp Việt Nam http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/2018 <p><em>Chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là việc áp dụng công nghệ vào doanh nghiệp, mà còn là một cuộc cách mạng thay đổi toàn diện cách thức vận hành, từ đó nâng cao năng suất lao động. Bài viết nghiên cứu thực trạng và tác động của chuyển đổi số đến năng suất lao động của các doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê năm 2019 về chuyển đổi số để đánh giá năng suất lao động doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2020- 2022. Nghiên cứu áp dụng mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) với hiệu ứng cố định theo cả chiều không gian (tỉnh) và thời gian (năm) và sai số chuẩn vững để ước lượng tác động của chuyển đổi số lên năng suất lao động. Kết quả cho thấy chuyển đổi số có tác động tích cực đến năng suất lao động. Trình độ lao động và cường độ vốn cũng được xác định là những yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy năng suất lao động thông qua chuyển đổi số.</em></p> Lê Thị Hậu, Tô Trung Thành Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kinh tế và Phát triển http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/2018 T3, 10 Th12 2024 00:00:00 +0700 Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phát triển kinh tế xã hội http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/2005 <p><em>Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu về việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phát triển kinh tế xã hội. Phương pháp nghiên cứu tại bàn với các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn bao gồm sách, tạp chí, báo, các bài viết trên internet. Kết quả cho thấy trí tuệ nhân tạo được ứng dụng phổ biến vào các lĩnh vực kinh tế xã hội và có tác động tích cực và đáng kể đến phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể hơn, xu hướng công nghệ này là động lực mới cho tăng trưởng kinh tế. Dựa vào những phân tích, bài viết đề xuất một vài gợi ý về chính sách đối với Việt Nam trong việc quản lý sử dụng AI để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.</em></p> Trần Thị Vân Hoa, Đỗ Thị Đông Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kinh tế và Phát triển http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/2005 T3, 10 Th12 2024 00:00:00 +0700 Tác động của bất ổn chính sách kinh tế thế giới tới rủi ro sụp đổ giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/1681 <p><em>Nghiên cứu này đánh giá tác động của bất ổn chính sách kinh tế thế giới tới rủi ro sụt giảm giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cụ thể, nghiên cứu đánh giá tác động của chỉ số bất ổn chính sách kinh tế thế giới GEPU (Global Economic Policy Uncertainty) tới rủi ro sụp đổ giá của 214 cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2013 tới 2022. Kết quả hồi quy dữ liệu bảng cho thấy tác động cùng chiều của mức độ bất ổn chính sách kinh tế đối với rủi ro sụp đổ giá cổ phiếu. Đồng thời tác động này cũng mạnh hơn ở các cổ phiếu có quy mô giao dịch lớn, thể hiện mức độ bất đồng ý kiến lớn hơn trong đánh giá cổ phiếu của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, khi so sánh tác động của hai quốc gia là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc, kết quả cho thấy rủi ro sụp đổ giá cổ phiếu chủ yếu chịu tác động lớn hơn từ bất ổn chính sách kinh tế tại Mỹ. Các kết quả này thể hiện đặc điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam với tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân cao, dẫn đến phản ứng mạnh mẽ hơn với các cú sốc của thế giới do hiệu ứng tâm lý của nhà đầu tư cá nhân.</em></p> Lê Hải Trung, Nguyễn Thanh Tùng Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kinh tế và Phát triển http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/1681 T3, 10 Th12 2024 00:00:00 +0700 Tác động của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/1754 <p><em>Nghiên cứu này phân tích tác động của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại. Nhóm tác giả sử dụng bộ dữ liệu của 26 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2022 và phương pháp Generalized Method of Moments (GMM) để phân tích mối quan hệ của hai biến số trên. Biến số trách nhiệm xã hội được đo lường bằng phương pháp phân tích nội dung, trong khi các biến phản ánh hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại được đo lường bằng các chỉ tiêu khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thực hiện trách nhiệm xã hội có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại, tuy nhiên tác động của từng thành phần trách nhiệm xã hội có sự khác biệt đáng kể. Bên cạnh đó, cấu trúc sở hữu nước ngoài cũng có ảnh hưởng đến tác động của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại. Dựa trên các kết quả này, nhóm tác giả đưa ra các khuyến nghị trong việc thực thi tốt trách nhiệm xã hội đồng thời nâng cao hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại trong thời gian tới. </em></p> Bùi Huy Trung, Dương Linh Anh, Vũ Thị Hồng Ngọc, Trần Tuấn Long Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kinh tế và Phát triển http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/1754 T3, 10 Th12 2024 00:00:00 +0700 Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát tại Việt Nam: Tiếp cận đồng tích hợp phi tuyến http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/1695 <p><em>Lạm phát, lãi suất là hai chỉ số vĩ mô quan trọng của nền kinh tế nên mối quan hệ giữa chúng thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách và nhà nghiên cứu. Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007 – 2023. Sử dụng dữ liệu lãi suất trái phiếu Chính phủ, lạm phát với phương pháp đồng tích hợp phi tuyến, nghiên cứu tìm ra rằng lãi suất và lạm phát biến động trong một xu thế chung và việc hiệu chỉnh về vị trí cân bằng là một quá trình liên tục, ở dạng logistic. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa các biến này không phải là một một như giả thuyết Fisher đề cập. Từ đó suy ra thị trường tiền tệ và thị trường tài chính có quan hệ tác động qua lại: có thể sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để tác động đến thị trường tài chính; ngược lại, lãi suất danh nghĩa dài hạn có thể trở thành chỉ báo cho lạm phát.</em></p> Nguyễn Thanh Hà Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kinh tế và Phát triển http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/1695 T3, 10 Th12 2024 00:00:00 +0700 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài, độ mở thương mại, tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa đến lượng phát thải CO2 ở Việt Nam: Tiếp cận bằng mô hình ARDL http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/1787 <p><em>Nghiên cứu này đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài, độ mở thương mai, tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa và đến lượng phát thải CO<sub>2</sub> tại Việt Nam trong giai đoạn 1990 -2022 bằng mô hình ARDL (Mô hình phân phối trễ tự hồi quy). Kết quả nghiên cứu cho thấy độ mở thương mại tác động tích cực đến lượng phát thải CO<sub>2</sub> trong ngắn hạn và dài hạn, tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực CO<sub>2</sub> trong ngắn hạn nhưng không có tác động trong dài hạn, còn mức độ đô thị hóa không có tác động đến lượng phát thải CO<sub>2</sub> trong ngắn hạn nhưng có tác động trong dài hạn. Trong khi đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tiêu cực đến lượng phát thải CO<sub>2</sub> trong ngắn hạn nhưng không có tác động trong dài hạn. Từ kết quả nghiên cứu bài viết đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm cải thiện chất lượng môi trường, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam.</em></p> Đoàn Ngọc Phúc Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kinh tế và Phát triển http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/1787 T3, 10 Th12 2024 00:00:00 +0700 Tâm lý thị trường, bất ổn kinh tế và biến động tiền mã hoá http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/1707 <p><em>Tiền mã hóa hiện này vẫn được xem là khoản đầu tư có tính rủi ro cao, do biên độ dao động lớn và biến động liên tục. Do đó, việc dự báo chính xác và hiểu được các yếu tố quyết định mức độ biến động của tiền mã hoá đặc biệt quan trọng đối với các nhà đầu tư. Nghiên cứu áp dụng mô hình ARIMAX và GARCHX để dự báo độ biến động của tiền mã hoá bằng cách sử dụng các chỉ số tài chính truyền thống, tâm lý thị trường, và bất ổn kinh tế. Nghiên cứu thu thập dữ liệu theo ngày của sáu đồng tiền mã hoá trong giai đoạn 2021-2023. Kết quả cho thấy mô hình GARCHX có hiệu quả vượt trội so với mô hình ARIMAX trong ước lượng biến động tiền mã hoá.</em></p> Trần Sơn Tùng, Lại Hoài Phương, Đào Thị Thanh Bình Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kinh tế và Phát triển http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/1707 T3, 10 Th12 2024 00:00:00 +0700 Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp FDI tại Hà Nội với doanh nghiệp tư nhân trong chuỗi giá trị toàn cầu http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/1772 <p><em>Hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua việc tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển giao công nghệ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu thực trạng liên kết của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội với doanh nghiệp tư nhân, bài viết đã chỉ ra được 4 hạn chế trong quá trình liên kết, đó là: (i) Doanh nghiệp tư nhân tham gia vào chuỗi giá trị ở phần trung nguồn (chủ yếu cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp FDI sản xuất sản phẩm); (ii) Mức độ liên kết giữa doanh nghiệp FDI của thành phố Hà Nội với doanh nghiệp tư nhân thấp hơn so với thành phố khác, cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng và thành phố Đà Nẵng; (iii) Tỷ lệ doanh nghiệp FDI của thành phố Hà Nội cung ứng sản phẩm và dịch vụ của mình cho nhóm khách hàng là doanh nghiệp tư nhân trong nước có sự sụt giảm; (iv) Sản phẩm của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn là xuất khẩu và bán cho khu vực nước ngoài tại Việt Nam. Trên cơ sở những nguyên nhân của hạn chế, bài viết đề xuất 2 nhóm giải pháp để tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp FDI của thành phố Hà Nội với doanh nghiệp tư nhân trong bối cảnh mới.</em></p> Bùi Huy Nhượng, Bùi Thị Thanh Huyền, Đoàn Xuân Hậu Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kinh tế và Phát triển http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/1772 T3, 10 Th12 2024 00:00:00 +0700 Tác động của chuyển đổi số đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất tại Cần Thơ http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/1774 <p><em>Mục tiêu chính của nghiên cứu là xem xét tác động của chuyển đổi số đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Cần Thơ. Dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát 198 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Cần Thơ trong giai đoạn 2021–2023. Phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (GLS) được sử dụng để kiểm định mối quan hệ của các nhân tố trong mô hình lý thuyết. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng chuyển đổi số làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp một cách rõ rệt. Ngoài ra, nghiên cứu cũng nhấn mạnh về vai trò của các yếu tố khác như quy mô, thời gian hoạt động góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, biến đòn bẩy tài chính làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất. Đồng thời, nghiên cứu còn đề xuất hàm ý giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả trong nền kinh tế số.</em></p> Nguyễn Thị Phương Dung; Nguyễn Thị Thanh Tâm, Nguyễn Lê Hoa Hạ; Nguyễn Minh Triết Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kinh tế và Phát triển http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/1774 T3, 10 Th12 2024 00:00:00 +0700