Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm nước sinh hoạt của người dân đô thị tại thành phố Hải Phòng, Việt Nam

Các tác giả

  • Bùi Thị Hoàng Lan Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Từ khóa:

Hành vi tiết kiệm nước, thuyết hành động hợp lý, thái độ tiết kiệm tài nguyên nước, Hải Phòng, Việt Nam

Tóm tắt

Nước đóng một vai trò quan trọng trong đời sống và sự phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia trên thế giới. Quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam dẫn tới nhu cầu tiêu dùng nước sinh hoạt gia tăng đáng kể. Nghiên cứu này áp dụng lý thuyết hành động hợp lý để xây dựng mô hình và nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm nước của người dân tại thành phố Hải Phòng. Nghiên cứu tiến hành điều tra với 1.278 cư dân thành phố thông qua bảng hỏi và điều tra thuận tiện. Kết quả cho thấy, chuẩn chủ quan là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh nhất đến hành vi tiết kiệm nước của người dân, trong khi thái độ lại không có tác động đáng kể. Ngoài ra, ba biến số khác là sự quan tâm đến môi trường và niềm tin về nguồn nước địa phương, thông tin về nước và thái độ tiết kiệm, cũng có mối tương quan đáng kể với hành vi tiết kiệm nước của người dân thành phố Hải Phòng. Nghiên cứu đưa ra các hàm ý hướng tới quản lý sử dụng hiệu quả nguồn nước sinh hoạt tại Hải Phòng và các đô thị Việt Nam.

Tiểu sử Tác giả

Bùi Thị Hoàng Lan, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Tiến sỹ Bùi Thị Hoàng Lan là Phó Trưởng Bộ Môn Kinh tế và Quản lý Đô thị, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Tiến sỹ Lan có kinh nghiệm 25 năm giảng dạy và nghiên cứu về Kinh tế và Quản lý Đô thị. Các công bố của Tiến sỹ Lan về các khía cạnh liên quan đến kinh tế và quản lý đô thị như qui hoạch đô thị, tài chính đô thị, quản trị hành chính đô thị, quản lý môi trường đô thị, chính sách phát triển nhà ở cho ngưởi thu nhập thấp tại đô thị, y tế và các vấn đề xã hội trong đô thị, đô thị và phát triển bền vững. 

Tài liệu tham khảo

Agras, W. S., Walsh, T. B., Fairburn, C. G., Wilson, G. T., & Kraemer, H. C. (1980), 'A multicenter comparison of cognitive-behavioral therapy and interpersonal psychotherapy for bulimia nervosa', Archives of General Psychiatry, 37(12), 1309-1316.

Ajzen, I. (1991), 'The theory of planned behavior', Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50(2), 179-211.

Bùi Văn Thanh (2018), ‘Tài nguyên nước và quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam’, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 56(3A), 227-239.

Burch, D., & Guppy, N. (2016), 'Resilience through water management in Australia's Murray-Darling Basin', Regional Environmental Change, 16(7), 1899-1909.

Chi cục thống kê Hải Phòng (2020), Số liệu thống kê kinh tế- xã hội Hải Phòng năm 2020, Hải Phòng.

Chính phủ (2023), ‘Xây dựng Hải Phòng trở thành TP hàng đầu châu Á và thế giới’, Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

Corral-Verdugo, V., Tapia-Fonllem, C., Frias-Armenta, M., & Fraijo-Sing, B. (2008), 'Environmental beliefs and water conservation: An empirical study', Journal of Environmental Psychology, 28(4), 371-378.

De Young, R. (1986), 'Some psychological aspects of reduced consumption behavior: The role of intrinsic satisfaction and competence motivation', Environment and Behavior, 18(1), 33-53.

Dunlap, R. E., Van Liere, K. D., Mertig, A. G., & Jones, R. E. (2000), 'New trends in measuring environmental attitudes: Measuring endorsement of the new ecological paradigm: A revised NEP scale', Journal of Social Issues, 56(3), 425-442.

Ferraro, P. J., & Price, M. K. (2013), 'Using non‐pecuniary strategies to influence behavior: Evidence from a large‐scale field experiment', Review of Economics and Statistics, 95(1), 64-73.

Fishbein, M., & Ajzen, I. (1975), Belief, attitude, intention, and behavior: An introduction to Theory and research, Reading, Massachusetts, USA.

Fujii, S. (2006), 'A review of the acceptability of behavior and behavioral changes', Journal of Environmental Psychology, 26(3), 266-278.Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Long (2018), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức.

Hunter, L.M., & Rinner, L. (2004), 'The association between environmental attitudes and knowledge with household hazardous waste (HHW) collection programs', Journal of Environmental Management, 70(2), 157-164.

Kaiser, G., Hubner, G., Bogner, F. (2005), ‘Contrasting the theory of planned behavior with the value-belief-norm model in explaining conservation behavior’, Journal of Applied Socio Psychology, 35 (10), 2150-2170.

Lan, B.T.H & Nhuong, B.H. (2023), ‘Estimation of willingness to pay for improved domestic water quality in urban Vietnam: a case of Da Nang city’, Journal of Jilin University, 42(2), 456-470.

Lan, B.T.H & Truong, D.D. (2023), ‘Access to credit program for social housing of low

income people: an empirical study in Hanoi city, Vietnam’, Journal of Xi'an Shiyou University, 66 (3), 12-27.

Lê Thanh Hà (2019), ‘Hiện trạng và giải pháp quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam’, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 57(4A), 97-105.

Steg, L., Bolderdijk, J. W., Keizer, K., & Perlaviciute, G. (2014), 'An integrated framework for encouraging pro-environmental behaviour: The role of values, situational factors and goals', Journal of Environmental Psychology, 38, 104-115.

Thủ tướng Chính phủ (2012), Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 16/1/2012 về việc tăng cường quản lý và bảo vệ tài nguyên nước trong điều kiện biến đổi khí hậu (2012), ban hành ngày 16 tháng 1 năm 2012.

Thủ tướng Chính phủ (2018), Nghị định số 75/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 về quản lý và sử dụng tài nguyên nước tái sử dụng, ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2018.

Thủ tướng Chính phủ (2019), Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 30/4/2019 về quản lý và sử dụng tài nguyên nước, ban hành ngày 30 tháng 4 năm 2019.

Tiefenbeck, V., Staake, T., & Roth, K. (2013), 'Motivating energy-efficient behavior with green IS: An investigation of goal setting and the role of defaults', MIS Quarterly, 37(4), 1313-1332.

Trumbo, C.W., & O'Keefe, G.J. (2005), 'Intention to consume environmentally friendly products: A test of consumer behavior theory', Journal of Consumer Marketing, 22(4), 177-194.

Tải xuống

Đã Xuất bản

25-03-2023

Cách trích dẫn

Thị Hoàng Lan, B. (2023). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm nước sinh hoạt của người dân đô thị tại thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Tạp Chí Kinh Tế Và Phát triển, (309(2), 32–41. Truy vấn từ http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/1191