Ảnh hưởng của năng lực tổ chức chuyên trách và điều kiện kinh tế xã hội địa lý tới lựa chọn thực hiện các biện pháp phòng chống lũ lụt tại miền núi phía Bắc và miền Trung, Việt Nam

Các tác giả

  • Nguyễn Hữu Dũng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Phạm Tiến Duy Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Nguyễn Thị Thanh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Lường Thị Dương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Võ Thị Huế Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Từ khóa:

Chiến lược ứng phó lũ lụt, Quản lý thiên tai, Năng lực tổ chức chuyên trách

Tóm tắt

Bài viết này nghiên cứu ảnh hưởng của năng lực tổ chức chuyên trách và điều kiện kinh tế xã hội địa lý tới việc lựa chọn và thực hiện các biện pháp công trình và phi công trình phòng chống lũ lụt tại miền núi phía Bắc và miền Trung Việt Nam. Số liệu 2010-2020 được thu thập từ Tổng cục thống kê và 1.094 phiếu phỏng vấn cán bộ lập kế hoạch và thực hiện phòng chống lũ lụt cấp huyện, xã, và người sống lâu năm tại địa phương am hiểu hoạt động phòng chống lũ lụt, tại 385 huyện miền Trung và miền núi phía Bắc Việt Nam. Phương pháp đo lường thành phần có biến kiểm soát kết hợp với phân tích tương quan Pearson và mô hình hồi quy OLS được sử dụng để tính toán. Kết quả cho thấy năng lực của tổ chức chuyên trách có liên hệ chặt với cả hai biện pháp công trình và phi công trình, nhưng có vai trò quan trọng hơn đối với việc lựa chọn thực hiện các biện pháp phi công trình. Ngay cả tại các khu vực có điều kiện kinh tế xã hội địa lý khác nhau thì xu hướng tăng cường năng lực và sử dụng các biện pháp phi công trình vẫn có ý nghĩa rõ rệt. Xây dựng năng lực của tổ chức nên là chính sách ưu tiên trong chiến lược sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng chống lũ lụt tại cấp địa phương.

Tải xuống

Đã Xuất bản

15-10-2022

Cách trích dẫn

Nguyễn Hữu, D., Phạm Tiến, D., Nguyễn Thị, T., Lường Thị, D., & Võ Thị, H. (2022). Ảnh hưởng của năng lực tổ chức chuyên trách và điều kiện kinh tế xã hội địa lý tới lựa chọn thực hiện các biện pháp phòng chống lũ lụt tại miền núi phía Bắc và miền Trung, Việt Nam. Tạp Chí Kinh Tế Và Phát triển, (304), 67–76. Truy vấn từ http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/606