Các nhân tố tác động đến mức phân bổ sai lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam giai đoạn 2005-2019

Các tác giả

  • Nguyễn Việt Hùng Khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Nguyễn Thị Phương Khoa kinh tế Quản lý – Đại học Thăng Long

Từ khóa:

Năng suất, phân bổ sai, TFP

Tóm tắt

Nghiên cứu sử dụng số liệu ở cấp doanh nghiệp để đo lường mức độ phân bổ sai lao động và lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bổ sai lao động trong các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam giai đoạn 2005-2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức phân bổ sai của toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong giai đoạn nghiên cứu khoảng 0,57. Trong đó, các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp có trình độ công nghệ thấp có mức phân bổ sai nguồn lực lao động và mức tăng TFP đạt được cao nhất khi loại bỏ phân bổ sai. Sự khác biệt về mức phân bổ sai trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và doanh nghiệp quy mô lớn không nhiều, nhưng khi loại bỏ phân bổ sai thì mức tăng TFP của các SME cao hơn. Tăng lương ở những ngành có năng suất lao động thấp, doanh nghiệp có sức mạnh thị trường lớn và những hạn chế tự do hóa thương mại sẽ giảm tính cạnh tranh của thị trường lao động, do đó làm tăng mức phân bổ sai lao động. Các doanh nghiệp có tính thanh khoản ổn định, quy mô lớn và cấu trúc thị trường cạnh tranh có xu hướng giảm mức phân bổ sai. Để giảm phân bổ sai lao động, Chính phủ cần tiếp tục tháo gỡ các rào cản của thị trường lao động, cải thiện môi trường kinh doanh cùng với chính sách thuế minh bạch, gia tăng độ mở thương mại và cải thiện hiệu quả thị trường tài chính.

Tải xuống

Đã Xuất bản

25-09-2022

Cách trích dẫn

Nguyễn Việt, H., & Nguyễn Thị, P. (2022). Các nhân tố tác động đến mức phân bổ sai lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam giai đoạn 2005-2019. Tạp Chí Kinh Tế Và Phát triển, (303(2), 79–88. Truy vấn từ http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/888