Tác động của các biến vĩ mô lên độ biến động thị trường chứng khoán – Nghiên cứu thực nghiệm sử dụng mô hình GARCH-MIDAS tại Việt Nam

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Liên Trường đại học Kinh tế Quốc dân
  • Nguyễn Thị Minh Trường đại học Kinh tế Quốc Dân
  • Hoàng Thị Thu Hà Đại học Thương mại

Từ khóa:

Biến vĩ mô, Độ biến động, GARCH-MIDAS, HNX-Index, VN-Index

Tóm tắt

Bài báo nghiên cứu vai trò của các biến vĩ mô lên độ biến động dài hạn của chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam sử dụng mô hình GARCH-MIDAS – là mô hình cho phép nghiên cứu độ biến động sử dụng kết hợp các biến số có tần suất khác nhau. Phân tích thực nghiệm cho thấy các biến vĩ mô, nhìn chung, có tác động đáng kể đến độ biến động dài hạn của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đặc biệt, kết quả cho thấy vai trò của các biến vĩ mô trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới thấp hơn rất nhiều so với các thời kỳ khác. Thậm chí trong thời kỳ này, vai trò của các biến này là không có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, vai trò của các biến vĩ mô cũng khá khác nhau, trong khi lãi suất có ảnh hưởng mạnh hơn nhưng tăng trưởng lại có tác động lâu dài hơn tới độ biến động dài hạn. Kết quả thực nghiệm cũng chỉ ra các biến vĩ mô có ảnh hưởng mạnh hơn tới chỉ số HNX-Index so với chỉ số VN-Index.

Tải xuống

Đã Xuất bản

30-09-2021

Cách trích dẫn

Nguyễn Thị, L., Nguyễn Thị, M., & Hoàng Thị Thu, H. (2021). Tác động của các biến vĩ mô lên độ biến động thị trường chứng khoán – Nghiên cứu thực nghiệm sử dụng mô hình GARCH-MIDAS tại Việt Nam. Tạp Chí Kinh Tế Và Phát triển, (291), 15–24. Truy vấn từ http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/189