Kết quả và tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Hòa Bình

Các tác giả

  • Mai Quyên Đại học Lâm Nghiệp
  • Nguyễn Phượng Lê Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Chính sách, chi trả dịch vụ môi trường rừng, tác động, Hòa Bình

Tóm tắt

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được thực hiện ở tỉnh Hòa Bình từ năm 2013 đã có tác động nhất định trong cải thiện đời sống người dân cũng như bảo vệ và phát triển rừng. Dựa trên thông tin thứ cấp và sơ cấp thu thập ở huyện Mai Châu, Đà Bắc và thành phố Hòa Bình, bài viết phân tích tác động về kinh tế, xã hội và môi trường của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với ngành lâm nghiệp nói chung và các chủ rừng nói riêng. Về kinh tế, nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng đóng góp 49,1% vào tổng lượng vốn đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng, tuy nhiên đóng góp này vào tổng thu nhập của hộ chủ rừng rất nhỏ. Đóng góp của dịch vụ môi trường rừng vào nguồn thu của Ủy ban nhân dân xã và cộng đồng đủ lớn để có thể giúp cộng đồng mua sắm trang thiết bị cho bảo vệ và phát triển rừng và hỗ trợ nâng cao sinh kế. Về xã hội, số lượng xã, thôn, tổ (đội) và hộ tham gia thực hiện chính sách khá lớn và có sự thay đổi tích cực trong hoạt động lâm nghiệp và ý thức bảo vệ rừng của hộ. Về môi trường, diện tích rừng được tăng lên và tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh Hòa Bình tăng lên rõ rệt, cùng với đó chất lượng và số lượng nước của các hồ thủy điện cũng được cải thiện.

Tải xuống

Đã Xuất bản

25-09-2021

Cách trích dẫn

Mai, Q., & Nguyễn Phượng, L. (2021). Kết quả và tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Hòa Bình. Tạp Chí Kinh Tế Và Phát triển, (291(2), 100–109. Truy vấn từ http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/215

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả