Nghiên cứu đề xuất phương án thúc đẩy ý định mua sắm sản phẩm thời trang nội địa Việt Nam trên nền tảng thương mại xã hội trên địa bàn Hà Nội

Các tác giả

  • Trịnh Hoài Sơn Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Lê Hoa Chi Sinh viên Viện Công nghệ thông tin và Kinh tế số- Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Trần Đức Trường Sinh viên Viện công nghệ thông tin và kỹ thuật số - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Lưu Ngọc Hiền Sinh viên Khoa Marketing - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Ngô Thùy Nhung Sinh viên Khoa Marketing - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Từ khóa:

Ý định mua sắm, thương mại xã hội, thời trang nội địa

Tóm tắt

Thương mại xã hội là một mô hình kinh doanh mới tạo nên bước phát triển đột phá trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến. Trong bối cảnh ngành công nghiệp thời trang Việt Nam ngày càng khởi sắc, nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định những yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm sản phẩm thời trang nội địa trên nền tảng thương mại xã hội. Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và thu thập câu trả lời trực tuyến qua mạng Internet. Sau khi phân tích dữ liệu thu được từ 555 người tiêu dùng bằng phương pháp hồi quy bội, kết quả cho thấy các nhân tố bao gồm sự thích thú, nhận thức tính dễ sử dụng, đánh giá trực tuyến, hình ảnh thương hiệu, quảng cáo đều ảnh hưởng tích cực tới ý định mua sắm trên nền tảng thương mại xã hội; đặc biệt hình ảnh thương hiệu có tác động mạnh nhất. Bên cạnh đó, nhận thức về rủi ro lại có tác động tiêu cực đến ý định mua sắm sản phẩm thời trang nội địa của người tiêu dùng. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đóng góp cả về mặt lý thuyết và thực tiễn, giúp các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thời trang nội địa đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thúc đẩy ý định mua hàng của người tiêu dùng.

Tải xuống

Đã Xuất bản

31-03-2022

Cách trích dẫn

Trịnh Hoài, S., Lê Hoa, C., Trần Đức, T., Lưu Ngọc, H., & Ngô Thùy, N. (2022). Nghiên cứu đề xuất phương án thúc đẩy ý định mua sắm sản phẩm thời trang nội địa Việt Nam trên nền tảng thương mại xã hội trên địa bàn Hà Nội. Tạp Chí Kinh Tế Và Phát triển, (297), 93–104. Truy vấn từ http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/361