Lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam – Cách tiếp cận đánh giá từ các chỉ số lợi thế so sánh

Các tác giả

  • Trần Lan Hương Trường Đại học Kinh tế quốc dân
  • Trần Thị Phương Dịu Học Viện tài chính

Từ khóa:

lợi thế so sánh, nông sản, xuất khẩu, Việt Nam

Tóm tắt

Nghiên cứu này đánh giá lợi thế so sánh của nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường thế giới giai đoạn 2010-2020 theo các chỉ số do Balassa đề xuất và có sử dụng một số chỉ số bổ sung. Kết quả nghiên cứu chỉ ra: (i) Việt Nam có lợi thế so sánh và có khả năng cạnh tranh hiện hữu đối với các mã sản phẩm HS-03, 08, 10, 11, 14, 16; (ii) Có lợi thế so sánh, không có khả năng cạnh tranh hiện hữu đối với mã HS-09; (iii) Không có lợi thế so sánh, có khả năng cạnh tranh hiện hữu đối với mã sản phẩm HS-20, 22, 24 và các mã còn lại Việt Nam không có lợi thế so sánh, không có khả năng cạnh tranh hiện hữu. Hàm ý chính sách rút ra từ nghiên cứu là việc cần phải xây dựng chiến lược xuất khẩu theo từng nhóm nông sản và các chính sách cũng cần phải được xây dựng một cách cụ thể dựa trên đặc điểm lợi thế so sánh của từng nhóm hàng.

Tải xuống

Đã Xuất bản

25-08-2022

Cách trích dẫn

Trần Lan, H., & Trần Thị Phương, D. (2022). Lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam – Cách tiếp cận đánh giá từ các chỉ số lợi thế so sánh. Tạp Chí Kinh Tế Và Phát triển, (302(2), 36–45. Truy vấn từ http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/685