Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định gây ra rủi ro đạo đức của người lao động tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Các tác giả

  • Đỗ Hoài Linh Viện Ngân hàng Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Khúc Thế Anh Viện Ngân hàng Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Từ khóa:

Rủi ro đạo đức, lý thuyết hành vi có kế hoạch, lý thuyết quy kết, ngân hàng thương mại

Tóm tắt

Bài viết này tập trung vào rủi ro đạo đức và các nhân tố ảnh hưởng đến ý định gây ra rủi ro đạo đức của người lao động trong các ngân hàng thương mại cổ phần. Bằng việc kết hợp mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) và lý thuyết quy kết, chúng tôi đã gửi bảng hỏi đến các cá nhân hiện đang làm việc trong ngành ngân hàng. Kết quả cho thấy: rủi ro và cơ chế xử phạt của ngân hàng có tác động ngược chiều, trong khi khả năng giám sát, lợi ích khi thực hiện hành vi, mức độ nghiêm trọng và ảnh hưởng danh tiếng có tác động cùng chiều đến ý định gây ra rủi ro đạo đức của người lao động tại các ngân hàng thương mại cổ phần. Dựa trên kết quả nghiên cứu, chúng tôi cho rằng các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cần đưa ra các quy chuẩn làm việc cho người lao động nhằm tăng tính cụ thể của công việc, cũng như đề ra văn hóa kinh doanh hướng đến việc tránh các hành vi lệch chuẩn.

Tải xuống

Đã Xuất bản

09-10-2022

Cách trích dẫn

Đỗ Hoài, L., & Khúc Thế, A. (2022). Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định gây ra rủi ro đạo đức của người lao động tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Tạp Chí Kinh Tế Và Phát triển, (303), 34–44. Truy vấn từ http://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/585

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả